Hàn Quốc cũng như các quốc gia Châu Á khác, cũng đón tết Nguyên Đán riêng của mình. Vậy tết ở Hàn Quốc có giống như Việt Nam hay không? Hãy cùng HappyVisa tìm hiểu sâu hơn về tết tại Hàn Quốc.
1. Một số nét chung về tết tại Hàn Quốc
Tết Hàn Quốc hay còn còn được gọi với tên khác là Seollal, Seol (설)” xuất phát từ “낯설”, có nghĩa là “khác lạ”. Vì thế có thể hiểu Seollal (설날) theo nghĩa là “sự lạ lẫm trong năm mới” hay là “ngày lạ lẫm”. Nói cách khác, Tết Hàn Quốc còn là sự chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Đối với người Hàn Quốc Seollal còn mang một ý nghĩa đặc biệt là thời điểm để mọi người gác lại công việc, đoàn tụ với gia đình để tỏ bày lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Người Hàn Quốc được nghỉ Tết âm lịch 3 ngày, giao thừa, mùng 1 và mùng 2.
2. Những nghi lễ trong ngày tết Hàn Quốc
a. Lễ cúng gia tiên
Lễ cúng gia tiên là một trong những nghi lễ không thể nào bỏ qua trong dịp Tết cổ truyền ở Hàn Quốc. Người Hàn quan niệm đây là một trong những nghi lễ quan trọng để bày tỏ lòng biết ơn với cội nguồn, tổ tiên. Vì vậy, ngay buổi sáng đầu năm mới bắt đầu với nghi lễ cúng tổ tiên.
b. Mâm cúng ngày lễ
Mâm cúng là một trong những truyền thống rất quan trọng của Tết Hàn Quốc. Mâm cúng khá cầu kỳ bởi người Hàn tin rằng đồ thờ cúng ngon và trình bày đẹp sẽ làm hài lòng ông bà tổ tiên. Do đó mà họ rất cẩn thận trong việc chuẩn bị đồ cúng. Có khoảng 20 loại món ăn khác nhau như: rau rừng, sườn om Galbijjim (갈비찜), miến trộn (잡채), bánh xèo, bánh mứt kẹo truyền thống (한과),… được bày trên bàn thờ. Đặc biệt, tất cả các món sẽ được sắp xếp theo thứ tự rõ ràng và đặt dưới bài vị tổ tiên. Đối với mâm cúng tổ tiên thì tùy mỗi địa phương, các món ăn có thể khác nhau nhưng họ cũng đều tuân theo quy tắc chung khi bày mâm cúng lễ Tổ tiên.
c. Cúi lạy chào năm mới
Sau thụ lộc và ăn cỗ là lễ Sebae – nghi thức chào năm mới, đây là một nghi lễ quan trọng nhất và cũng rất độc đáo trong văn hóa người Hàn. Sebae trong tiếng việt có nghĩa là “tuế bái”. Khi kết thúc lễ cúng, người nhỏ tuổi trong nhà sẽ diện đồ Hanbok mới và thực hiện nghi lễ cúi lạy với ông bà, cha mẹ. Sau khi cúi lạy trẻ em sẽ được nhận tiền mừng tuổi, bánh gạo hay là hoa quả. Còn nếu là người trưởng thành thì sẽ nhận rượu hoặc là thức ăn.
d. Trang trí Tết Hàn Quốc bằng Bokjori: Đón lộc vào nhà
Bokjori hay còn gọi là “xẻng lộc”, được các gia đình người Hàn sử dụng để trang trí trong dịp Tết. Bokjori được làm bằng rơm và treo ở trước cổng nhà. Những chiếc xẻng hứng lộc không chỉ đem lại may mắn tài lộc, người Hàn Quốc tin rằng nếu họ đốt bokjori vào dịp rằm tháng Giêng thì sẽ có thể xua đuổi được tà mà, xui xẻo trong năm.
3. Món ăn truyền thống trong ngày tết Hàn Quốc
Món ăn quan trọng nhất vào dịp Tết Nguyên Đán của Hàn Quốc là canh bánh gạo Tteokguk. Người Hàn Quốc quan niệm rằng, ăn bát canh tteokguk vào dịp năm mới tương đương với việc thêm một tuổi mới. Không chỉ vậy, miếng tteok được thái lát tròn vát và trắng muốt cũng tượng trưng cho ý nghĩa mang một tâm hồn tinh khôi, tươi mới đón những điều tốt lành của năm mới. Một món ăn phổ biến khác trong dịp Tết đó là bánh “jeon”, món chiên các loại rau với bột. Bánh jeon ngày Tết thường là: bí ngòi, nấm, hành và thanh cua, được chế biến công phu và đẹp mắt. Bên cạnh tùy từng vùng miền mà có những món ăn truyền thống khác.
4. Trò chơi dân gian trong ngày tết Hàn Quốc
Người Hàn Quốc luôn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, vì vậy vào dịp tết những trò chơi dân gian lại càng trở lên phổ biến.
Một trong những trò chơi phổ biến nhất là Yutnori. Yutnori là trò chơi với 4 thanh Yut, chơi bằng cách di chuyển quân cờ trên bàn cờ theo kết quả tung 4 thanh Yut cho đến khi về đích. Đầu tiên, người chơi sẽ tung 4 thanh Yut làm bằng gỗ. Nếu kết quả có một thanh ngửa mặt phẳng lên trên thì gọi là “do”, hai thanh là “gae”, 3 thanh là “geol” còn 4 thanh là “yut”. Nếu cả 4 thanh ngửa mặt hình bán nguyệt lên trên thì gọi là “mo”. Nếu tung được vào “yut” hoặc “mo” sẽ được thêm một lượt đi. “Do”, “gae”, “geol”, “yut” và “mo” lần lượt tượng trưng cho 5 loài vật là: lợn, chó, cừu, bò và ngựa.
Bên cạnh trò chơi Yutnori thì còn rất nhiều trò chơi dân gian khác như: Trò chơi ném mũi tên (Tuho), Trò chơi thả diều (Yeonnaligi), Đá cầu (Jegichagi)…
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở Hà Nội
- Địa chỉ: Tầng 6, Toà nhà Ba Đình, 13 Kim Mã Thượng, quận Ba Đình.
- Email: hanoi@happyvisa.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
- Địa chỉ: 346 Trưng Nữ Vương, phường Bình Thuận, quận Hải Châu.
- Email: danang@happyvisa.vn
Chi nhánh Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Tầng 12, phòng 1206, Citilight Tower, số 45 Võ Thị Sáu, phường Đa Kao, Quận 1.
- Email: hochiminh@happyvisa.vn
Tổng đài: 1900 59 99 85
Hotline: 0902 26 29 20