Những điều bạn không nên bỏ lỡ khi xin Visa Nhật Bản

Xin Visa Nhật Bản không quá khó nếu như bạn hiểu hết được những chú ý quan trọng khi xin cấp Visa. Vậy đâu là những lưu ý bạn cần biết khi xin Visa Nhật Bản, hãy để HappyVisa liệt kê giúp bạn nha!

  1. Điều kiện xin cấp visa Nhật Bản

Bạn phải hiểu không phải lúc nào xin Visa Nhật Bản cũng thành công mà còn phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Về nguyên tắc người xin visa sẽ được cấp nếu đạt được tất cả các điều kiện dưới đây và được nhận định rằng việc cấp visa là thích hợp. Trường hợp không đạt tiêu chuẩn cơ bản thì sẽ bị từ chối hoặc dừng xét duyệt. Sau đây là một số điều kiện bạn cần quan tâm:

– Người xin visa phải có hộ chiếu còn hiệu lực và phải đảm bảo quyền lợi, tư cách quay trở lại nước xuất phát hoặc tái nhập quốc lại nước đang cư trú.

– Hồ sơ trình nộp để xin cấp visa phải đúng và chính xác.

– Hoạt động tại Nhật Bản của người xin cấp visa hoặc nhân thân hay vị trí của người xin cấp visa và thời hạn lưu trú của người xin visa  phải phù hợp với tư cách lưu trú và thời hạn lưu trú được quy định trong Luật Quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn (Điều lệ hành chính số 319 năm 1951. Sau đây gọi là “Luật xuất nhập cảnh”).

– Người xin visa không tương ứng với các mục của Khoản 1 Điều 5 Luật xuất nhập cảnh.

  1. Những lưu ý khi xin Visa Nhật Bản không lên bỏ lỡ

Sau đây là một số lưu ý bạn nên quan tâm khi tiến hành xin Visa Nhật Bản

– Bạn không nên mua vé máy bay vào Nhật Bản khi chưa nhận được Visa. Đại sứ quán Nhật Bản không chịu trách nhiệm nếu quý khách không nhận được visa theo dự định. Do đó có thể bạn sẽ phải mất khoản tiền vé máy bay mua trước đó nếu không xin được Visa Nhật Bản.

– Trường hợp quý khách không xuất trình đủ hồ sơ cơ bản hoặc có nội dung không đầy đủ sẽ không được tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa. Cũng có trường hợp sau khi Đại sứ quán tiếp nhận hồ sơ vẫn yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ khác hoặc yêu cầu phỏng vấn.

– Hồ sơ đã nộp cho Đại sứ quán sẽ không được hoàn trả lại. Nếu giấy tờ cần trả lại bản gốc (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chấp nhận nhập học v.v.) và Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE) vì vậy bạn cần nộp kèm theo một bản photocopy.

Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE)

– Bạn không nên gửi trực tiếp hồ sơ cơ bản qua Email, đường bưu điện, Fax đến Đại sứ quán Nhật trừ trường hợp Đại sứ quán trực tiếp yêu cầu. Những hồ sơ gửi đến tự ý này sẽ không được tiếp nhận, đề nghị lưu ý.

– Đại sứ quán sẽ không cấp visa sớm được cho quý khách trừ trường hợp nhân đạo.

– Ngoài ra đối với trường hợp bạn đi nộp hồ sơ chung cho cả gia đình hay bạn bè thì bạn cần lưu ý những điều kiện sau:

+ Trước khi nộp hồ sơ cần sắp xếp và đánh số thứ tự toàn bộ hồ sơ xin Visa.

+ Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ khác, chứng minh mối quan hệ giữa người xin visa với nhau như: Quan hệ bố/mẹ – con thì có giấy khai sinh/sổ hộ khẩu; Quan hệ vợ chồng thì có giấy chứng nhận kết hôn…

  1. Những trường hợp được miễn xin Visa và đơn giản hoá hồ sơ

a. Trường hợp được miễn Visa Nhật Bản

Đối với miễn Visa Nhật Bản thì chỉ được áp dụng duy nhất cho một trường hợp đó là những người mang hộ chiếu công vụ hoặc ngoại giao còn hiệu lực. Những người này được phép nhập cảnh Nhật Bản với thời hạn lưu trú trong vòng 90 ngày mà không cần xin Visa.

b. Trường hợp được đơn giản hoá hồ sơ

Sau đây là một số trường hợp được giản lược hồ sơ:

– Nhân viên chính thức của cơ quan nhà nước cấp trung ương, địa phương.

– Đại biểu quốc hội, đại biểu địa phương.

– Nhân viên chính thức của Doanh nghiệp nhà nước.

– Nhân viên doanh nghiệp Nhật Bản là hội viên của hiệp hội công thương Nhật Bản và đang vận hành, có trụ sở tại Việt Nam có mục đích sang Nhật là thương mại, công tác.

– Nhân viên chính thức công ty niêm yết trên sàn chứng khoán có mục đích sang Nhật là thương mại, công tác.

– Nhà trí thức trong 03 năm gần đây có lịch sử sang Nhật Bản với mục đích công tác, đồng thời nhiều lần sang các nước C7 (trừ Nhật Bản) lưu trú ngắn hạn.

– Nhà trí thức có lịch sử từ 3 lần trở lên sang Nhật với mục đích thương mại trong 3 năm gần đây.

– Nhà văn hoá: Luật sư, công chứng viên, chuyên viên phòng công chứng, phòng tư pháp, luật sư về chứng nhận sở hữu trí tuệ, bác sĩ đương chứng, giảng viên chính thức của trường đại học, người có chứng vụ trưởng phòng trở lên của Viện nghiên cứu nhà nước, bảo tàng quốc gia, bảo tàng mỹ thuật quốc gia, thư viện quốc gia.

  1. Nộp hồ sơ xin visa Nhật Bản ở đâu?

a) Nộp tại Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Nhật Bản

– Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (từ tỉnh Gia Lai, tỉnh Bình Định trở ra Bắc)

Địa chỉ: 27 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

– Thông tin tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. HCM (từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào phía Nam)

Địa chỉ: 261 Điện Biên Phủ, District 3, Ho Chi Minh, Quận 3 Hồ Chí Minh

b) Nộp hồ sơ qua VFS Global

– VFS Hà Nội (từ tỉnh Gia Lai, tỉnh Bình Định trở ra Bắc)

Địa chỉ: Tòa nhà Ocean Park, Tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.

– VFS TP HCM (từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào phía Nam)

Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Resco, Số 94-96 Đường Nguyễn Du – Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở Hà Nội

 Địa chỉ: Tầng 6, Toà nhà Ba Đình, 13 Kim Mã Thượng, quận Ba Đình.

 Email: hanoi@happyvisa.vn

Chi nhánh Đà Nẵng

Địa chỉ: 346 Trưng Nữ Vương, phường Bình Thuận, quận Hải Châu.

Email: danang@happyvisa.vn

Chi nhánh Hồ Chí Minh

 Địa chỉ: Tầng 12, phòng 1206, Citilight Tower, số 45 Võ Thị Sáu, phường Đa Kao, Quận 1.

 Email: hochiminh@happyvisa.vn

Tổng đài: 1900 59 99 85

Hotline: 0902 26 29 20