Tips xin visa Hy Lạp từ A – Z vừa đơn giản mà tỉ lệ đậu lại cao

Muốn xin visa bất cứ nước nào bạn cũng cần hiểu rõ thủ tục của xin visa đó cũng nhưng những tips hay giúp tỷ lệ đậu cao. Với mục đích giúp các bạn đạt được visa Hy Lạp, HappyVisa đã đưa ra một số Tips xin visa Hy Lạp từ A – Z vừa đơn giản mà tỉ lệ đậu lại cao.

  1. Những lý do nên sở hữu visa Hy Lạp

Có thể bạn chưa biết khi sở hữu visa Hy Lạp bạn sẽ nhận được một só quyền lợi mà không phải nước nào cũng có. Hãy tham khảo những quyền lợi dưới đây:

– Quyền lợi đầu tư bất động sản: visa Hy Lạp cho phép nhà đầu tư và gia đình của họ được quyền sở hữu bất động sản tại Hy Lạp với giá trị tối thiểu 250.000 EUR. Đây là mức đầu tư khá thấp so với các chương trình visa vàng khác tại châu Âu, như Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha.

– Quyền tự do di chuyển trong khối Schengen: Với visa Hy Lạp, bạn và gia đình sẽ được hưởng quyền tự do di chuyển trong khối Schengen, bao gồm 26 quốc gia châu Âu.

– Không yêu cầu lưu trú dài hạn: Khác với nhiều chương trình visa khác, visa Hy Lạp không yêu cầu nhà đầu tư phải lưu trú dài hạn tại Hy Lạp. Bạn chỉ cần đến Hy Lạp ít nhất một lần mỗi hai năm để gia hạn visa. Điều này mang lại sự linh hoạt cho những ai có công việc hoặc cuộc sống bận rộn ở nhiều nơi khác nhau.

– Cơ hội nhập quốc tịch Hy Lạp: Sau khi sở hữu visa Hy Lạp trong một thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện về lưu trú, bạn và gia đình có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Hy Lạp.

Như vậy, visa Hy Lạp mang đến rất nhiều quyền lợi cho những ai sở hữu nó từ bất động sản đến quyền đi lại đều rất thuận lợi. Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết nên bắt đầu từ đâu thì hãy đến với Trung tâm HappyVisa để được tư vấn tận tình và chuyên nghiệp.

  1. Tip lựa chọn loại visa Hy Lạp phù hợp

Để đảm bảo bạn xin được visa Hy Lạp được thành công bạn cần biết được có bao nhiêu loại visa Hy Lạp để lựa chọn cho phù hợp. Vì vậy, HappyVisa sẽ giới thiệu cho bạn một số loại visa Hy Lạp phổ biến hiện nay.

– Visa quá cảnh sân bay (Visa Loại A): visa quá cảnh sân bay có hiệu lực trong vòng 24h, người sở hữu visa này không được rời khỏi khu vực quá cảnh quốc tế của sân bay. Nếu bạn cần hạ cánh xuống Hy Lạp trước khi bắt đầu chuyến bay khác bạn có thể làm hồ sơ xin visa quá cảnh sân bay Hy Lạp

– Visa dài hạn (Visa loại D): visa Hy Lạp dài hạn cho phép bạn nhập cảnh vào Hy Lạp và ở lại đó dài hơn thời hạn 90 ngày. Thông thường visa dài hạn này có giá trị trong vòng 1 năm. Tùy vào mục đích bạn sáng Hy Lạp để lựa chọn loại visa này, theo đó visa này sẽ bao gồm: visa đoàn tụ gia đình, visa việc làm, visa du học… Tuy nhiên visa loại này cũng khá khó xin vì quy trình xét duyệt hết sức kỹ càng.

– Visa ngắn hạn (Visa Loại C): Với visa loại này bạn không chỉ được phép nhập cảnh vào Hy Lạp mà còn có thể lưu trú tại đây trong thời hạn tối đa 90 ngày trong vòng 6 tháng kể từ ngày visa được cấp. Một số loại visa Hy Lạp ngắn hạn bao gồm: visa du lịch, visa công tác, visa y tế, visa du học ngắn hạn, visa văn hóa.

  1. Tip chuẩn bị hồ sơ xin visa Hy Lạp đạt tỷ lệ cao.

Để xin visa Hy Lạp thành công bạn cần chú ý chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

– Hồ sơ về cá nhân:

+ Hộ chiếu bản gốc + hộ chiếu cũ (nếu có) (photo tất cả các trang có mộc xuất nhập cảnh và visa). Lưu ý là hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh, hộ chiếu bị hư hỏng sẽ không được chấp nhận và có ít nhất 02 trang còn trống.

 

+ 02 tấm hình khổ 3.5cmx4.5cm (nền trắng và lấy chính diện từ đầu đến vai và hình chụp không quá 6 tháng).

+ Bản sao y công chứng của Hộ khẩu, CMND/CCCD và sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.

+  Giấy tờ thể hiện tình trạng Hôn nhân: Giấy kết hôn / Quyết định Ly hôn / Giấy xác nhận tình trạng Độc Thân (nếu có)

– Hồ sơ chứng minh công việc:

Tùy vào công việc hiện tại của bạn là gì để cung cấp giấy tờ hợp lý:

+ Người lao động: Hợp đồng lao động (sao y công chứng); Bản gốc xác nhận mức lương 3 tháng gần nhất.

+ Người sử dụng lao động: Bản sao y giấy phép đăng ký kinh doanh; Bản sao giấy nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước – 3 tháng gần nhất.

+ Người về hưu: Bản sao y quyết nghỉ hưu, sổ hưu trí hoặc thẻ hưu trí.

+ Học sinh, sinh viên: Thẻ sinh viên, sinh viên và có xác nhận xin nghỉ của nhà trường

– Hồ sơ tài chính:

Việc bạn chứng minh có đủ khả năng tài chính để chi trả cho các hoạt động ở Hy Lạp là rất cần thiết, theo đó bạn có thể cung cấp sổ tiết kiệm hoặc sao kê ngân hàng trong vòng 3 tháng gần nhất, giấy tờ sở hữu nhà đất xe cộ.

– Giấy tờ chứng minh lịch trình chuyến đi: giấy xác nhận đặt vé máy bay 2 chiều, giấy xác nhận đặt phòng khách sạn hoặc lịch trình kế hoạch di chuyển chi tiết.

– Ngoài ra đối với trường hợp người dưới 18 tuổi thì cần thêm một số trường hợp sau:

+ Xác nhận mối quan hệ: Giấy khai sinh hoặc giấy xác nhận mối quan hệ đã được công chứng với người giám hộ hợp pháp.

  1. Một số lưu ý trong quá trình xin visa Hy Lạp

– Bạn phải chuẩn bị kỹ càng các loại giấy tờ trên bởi khi nộp cho cơ quan lãnh sự thì không được phép bổ sung, trừ trường hợp được yêu cầu.

– Tất cả thông tin trong giấy tờ phải đảm bảo chính xác, trung thực và đầy đủ. Bất kỳ một thông sai lệch nào nếu bị viên chức lãnh sự phát hiện cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả xin visa, thậm chí bạn sẽ vĩnh viễn không được cấp visa đi nước này.

– Đối với những giấy tờ bằng tiếng Việt thì bạn cần nộp kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh, được trình bày tương tự như bản gốc.

Ngoài ra bạn cần biết những lý do dẫn đến việc xin visa không đạt để từ đó lưu ý khi xin visa cho bản thân.

– Người xin visa nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả.

– Người xin visa không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú.

– Người xin visa không chứng minh được về khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú dự kiến hoặc chi phí quay về nước xuất thân/cư trú. Điều đó sẽ khiến LSQ nghi ngờ việc người xin visa sang Hy Lạp có ý định ở lại bất hợp pháp.

– Một hoặc nhiều nước thành viên của Khối Schengen cho rằng người xin visa có thể gây nguy hiểm đến trật tự công cộng, an ninh của Khối và sức khỏe cộng đồng theo Điều 2, Khoản 19 Quy định (EG) số 562/2006 Luật Biên giới Schengen (Schengener Grenzkodex) hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc tế của một hay nhiều nước thành viên.

– Hệ thống thông tin của Khối Schengen có thông báo về việc cấm nhập cảnh đối với người xin visa.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở Hà Nội

  •  Địa chỉ: Tầng 6, Toà nhà Ba Đình, 13 Kim Mã Thượng, quận Ba Đình.
  •  Email: hanoi@happyvisa.vn

Chi nhánh Đà Nẵng

  •  Địa chỉ: 346 Trưng Nữ Vương, phường Bình Thuận, quận Hải Châu.
  •  Email: danang@happyvisa.vn

Chi nhánh Hồ Chí Minh

  •  Địa chỉ: Tầng 12, phòng 1206, Citilight Tower, số 45 Võ Thị Sáu, phường Đa Kao, Quận 1.
  •  Email: hochiminh@happyvisa.vn

Tổng đài: 1900 59 99 85

Hotline: 0902 26 29 20